Cháy nắng – Hiện tượng rất dễ gặp vào những ngày nắng nóng cao điểm
Một mùa hè lại đến đồng nghĩa với những cơn nắng nóng lại về dồn dập. Vào những ngày nắng nóng mới đầu mùa như hiện nay, chúng ta lại có nguy cơ đối mặt với chứng cháy nắng. Chỉ cần đi ra ngoài một thời gian vào lúc nắng nóng đỉnh điểm mà không được bôi kem chống nắng cũng như che chắn cẩn thận, thế là bạn có nguy cơ cao bị cháy nắng.
Vào những ngày nắng nóng mới đầu mùa như hiện nay, chúng ta lại có nguy cơ đối mặt với chứng cháy nắng.
Nhất là vào những ngày hè nắng nóng, người ta thường có xu hướng đi biển cho mát mẻ. Nhưng đi biển chính là thời điểm khiến làn da của bạn dễ dàng bị cháy nắng. Nhiệt độ cao cũng là thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh nhất. Bên cạnh đó, sở thích mặc bikini hoặc quần áo mỏng manh khi đi biển cũng góp phần làm da dễ bị cháy nắng.
Theo BS Nguyễn Thành (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương), khoảng thời gian từ 10h đến 15h là lúc tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời cao nhất. Dấu hiệu cũng như triệu chứng của cháy nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ phơi nắng.
Đi biển chính là thời điểm khiến làn da của bạn dễ dàng bị cháy nắng.
Biểu hiện của cháy nắng thường là vùng da bị đau rát, đỏ ửng, sưng tấy và đôi khi phồng rộp da lên. Do sự tác động lớn, cháy nắng không chỉ gây thương tổn trên làn da mà còn kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như đau đầu , sốt và mệt mỏi.
Sơ cứu đúng cách khi bị cháy nắng, hạn chế tối đa tổn thương do ánh nắng gây ra
Theo BS Nguyễn Thành, ngay khi đi dưới nắng về cần kiểm tra ngay xem có dấu hiệu của cháy nắng không. Nếu xuất hiện những triệu chứng của cháy nắng, bạn cần làm theo những bước sau:
- Dùng khăn tắm sạch được làm ẩm bằng nước máy mát lau lên người hoặc chỉ ở vùng da bị cháy nắng. Bạn cũng có thể dùng gạc lạnh thấm nước muối sinh lý bicarbonat, hoặc aluminum subacetat đắp lên vùng da bị cháy nắng, sau đó dùng hồ nước hoặc dung dịch bột bôi lên vùng da.
Nếu hiện tượng nóng rát diễn ra khắp cơ thể, bạn có thể ngồi đợi 5 phút sau khi đi nắng về rồi nhanh chóng ngâm mình trong bồn nước mát hoặc dưới vòi tắm hoa sen.
Có thể sử dụng thêm các thuốc giảm đau , chống viêm không steroid như: aspirin, paracetamon..., dùng thuốc ức chế miễn dịch nếu bệnh nhân nhạy cảm với ánh nắng.
- Lau khô nhẹ nhàng vùng da bị cháy nắng, sau đó sử dụng kem dưỡng ẩm, kem lô hội hoặc kem hydrocortisone liều thấp để giảm đau, dịu da trong một số trường hợp.
- Nếu xuất hiện các vết phỏng rộp nhỏ không được chọc, làm vỡ những nốt đó. Nếu phòng rộp vỡ cần vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch, bôi thuốc mỡ kháng sinh và che phủ bằng băng gạc không dính, tránh bụi bẩn vào mắt.
- Có thể sử dụng thêm các thuốc giảm đau , chống viêm không steroid như: aspirin, paracetamon... dùng thuốc ức chế miễn dịch nếu bệnh nhân nhạy cảm với ánh nắng.
Che chắn cẩn thận khi ra ngoài để chống nắng.
- Trong quá trình điều trị cháy nắng nếu cảm thấy đau nhức dữ dội cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để kịp thời ứng phó với tổn thương do cháy nắng gây ra. Ngoài ra nếu xuất hiện những vết phỏng rộp lớn, đau đến nỗi đau đầu, lú lẫn, buồn nôn… thì cũng cần nhanh chóng đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
BS Nguyễn Thành lưu ý không sử dụng dầu, bơ, lòng trắng trứng hay các thuốc nào khác lên vùng da bị cháy nắng theo cách chữa mẹo dân gian vì sẽ làm chậm quá trình hồi phục. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng lô hội, cà chua, dưa chuột, khoai tây đắp lên vùng da bị cháy nắng để làm dịu bớt cảm giác bỏng rát gây ra.
Bạn có thể sử dụng nha đam để đắp làm dịu mát da khi bị cháy nắng.
Để đề phòng cháy nắng, bạn nên tránh đi biển những ngày nhiệt độ quá cao, bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời ít nhất 15 phút. Đặc biệt cần thoa nhiều kem chống nắng ở những vùng da hở.
Với những người da trắng, nên bôi nhắc lại cứ mỗi 3 giờ một lần nếu tiếp tục phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi đi ra ngoài nắng cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo chống nắng, đeo khẩu trang để tránh da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khi ra ngoài trời nắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét