"Kem chống nắng cho trẻ em nhưng người lớn thích mê: KHÔNG CỒN, KHÔNG TRẮNG, nhẹ mặt..."
Cứ đến hè là tôi lại điên cuồng mua kem chống nắng trữ với nỗi ám ảnh cái nắng oi ả trên 35 độ, rát cả da của Sài Gòn. Buổi trưa ra đường thì đúng kiểu như heo quay luôn. Nếu các mùa khác có thể ung dung sáng thoa 1 lớp chống nắng vật lý rồi ở văn phòng cả ngày chẳng buồn thoa lại thì hè tôi siêng hẳn ra, cứ có việc ra ngoài là tự động tẩy trang thoa lại, gấp lắm thì cũng phải xịt hoặc phủ phấn chống nắng lên. Mỗi sáng còn uống thêm viên chống nắng để bổ sung chất oxy hóa, ngừa tác hại của UV từ bên trong nữa. Nội mới tháng 3 mà tôi đã mua cả chục tuýp chống nắng đủ chủng loại từ bình dân đến đắt xắt ra miếng. Sẵn tiện có dịp review luôn đồ mới cho các bạn tham khảo. Tuần này, tôi đang test em UV Kids Milk (Tiếng Việt. Chống nắng hoá học)
Là loại chống nắng hoạt động như màng lọc hóa học, hấp thụ rất tốt tia UVB và một phần thia UVA. Tại Mỹ, từ này dùng để nhắc tới những hóa chất và thành phần để bảo vệ da khỏi những tác động có hại của tia UV bằng cách hấp thụ, phản chiếu hoặc làm phân tán bức xạ của tia UV, loại bỏ những ảnh hưởng không mong muốn của tia UV, và được hiểu là chống nắng nói chung. Tuy nhiên, thông thường nó được hiểu là "kem chống nắng". Tại Mỹ, những sản phẩm chống nắng được liệt kê là thuốc, chứ không phải là mỹ phẩm.
Sunscreen nên hấp thụ và/hoặc phản chiếu cả tia UVA và UVB. Điều này rất quan trọng vì trong khi tia UVB tác động nhiều lên lớp biểu bì, tia UVA với bước sóng dài tác động đến lớp hạ bì, và trực tiếp làm tăng khả năng ung thư da. Những sản phẩm chống được cả UVA và UVB cần kết hợp một vài thành phần chống nắng vì đa số thành phần có tác động lên UVB thì chưa chắc có tác dụng với UVA. Bảo vệ da khỏi UVA trong sinh hoạt hàng ngày là vô cùng quan trọng vì chúng ta tiếp xúc với tia UVA quanh năm. Bảng thông tin bên dưới được FDA Mỹ thông qua năm 2001, kể từ đó chỉ có những thay đổi rất nhỏ và một số bổ sung như hỗn hợp avobenzone với phenybenzimidazole sulfonic acid (ensilizole) và avobenzone với zinc oxide, trong khi danh sách này tại EU (liên minh Châu Âu) đã được mở rộng rất nhiều.
Cũng cần phải lưu ý mức độ hiệu quả của kem chống nắng không chỉ phụ thuộc vào thành phần và còn vào cách sử dụng của người dùng. Ví dụ độ SPF được đưa ra dựa trên những thí nghiệm trong phòng lab khi thoa sản phẩm dày đều 2mg/cm2, so với độ dày trung bình từ 0 đến 1.2mg/cm2 người thường hay sử dụng. Ngoài ra, chống nắng là sản phẩm cần ở lại trên bề mặt da để hiệu quả bảo vệ tối đa, vì vậy việc "mát xa" để kem chống nắng thẩm thấu tốt hơn là không chính xác. Chỉ nên thoa đều trên da bằng những cử động nhẹ nhàng." class="glossaryLink ">Sunscreen SPF50+ PA++++ này thấy khá ổn, à quên nói đây là chống nắng dành cho em bé nha nhưng đọc thấy thành phần lành, độ chống nắng ổn nên quất luôn.
Bao bì
Bao bì em này thì đúng kiểu đồ cho trẻ con nên hơi lòe loẹt màu mè, nguyên cây vàng đúng kiểu vàng của mấy chú gà con :). Dung tích lớn tận 90g, xài chắc tầm 2-3 tháng nếu chỉ dùng cho mặt & cổ.
Thành phần
Về thành phần thì bạn này là chống nắng hóa học, không chứa cồn khô, không chất tạo màu, không hương liệu. Có Xem thêm mục paraben ở chương 4." class="glossaryLink ">paraben nhưng sử dụng gốc an toàn.
Kem có chỉ số SPF50+ PA++++; nói về các chất chống nắng thì bao gồm:
- Ethylhexyl methoxycinnamate– cũng được biết là octinoxate và octyl methoxycinnamate. Đây là tên theo danh pháp quốc tế của các chất dùng trong mỹ phẩm đã được liệt kê trong quá khứ như octyl methoxycinnamate. Hiện nay, cả hai tên này đều được dùng mặc dù Ethylhexyl methoxycinnamate sẽ được lấy làm tiêu chuẩn. Xem thêm octyl methoxycinnamate." class="glossaryLink ">Ethylhexyl methoxycinnamate ( Xem octyl methoxycinnamate." class="glossaryLink ">octinoxate ) : chống tia UVB
- bis-ethylhexyloxyphenol methoxyphenyl triazine – Tinorsorb S: chống tia UVB, UVA1, UVA2, độ ổn định cao.
- diethylamino hydroxybenzoyl hexyl benzoate – Uvinul A Plus: chống được tia UVA2
- Ethylhexyl triazone - tên danh pháp quốc tế các chất dùng trong mỹ phẩm cho chất octyl triazone. Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra khả năng ổn định trước ánh sáng và hấp thu tốt tia UVB, cụ thể khi so sánh với các chất tách lọc tia UV phổ biến khác. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kể cả ở nồng độ thấp, Ethylhexyl triazone trong các chất điều chế sản phẩm chống nắng cũng góp phần đáng kể tới sự thay đổi chỉ số SPF của sản phẩm. Nó phát huy hiệu quả cao ở dạng kết hợp với kẽm oxide." class="glossaryLink ">ethylhexyl triazone – Uvinul T 150: chống UVB
- …
Ngoài ra còn có các chất dưỡng ẩm như glycerin, D-alphatocopherol; D,L-alphatocopherol; tocopherol.
Được đánh giá là hoạt chất chống oxy hóa và hoạt chất loại bỏ gốc tự do tan trong dầu quan trọng nhất. Các nghiên cứu chỉ ra vitamin E thể hiện các chức năng trên khi được áp dụng cục bộ. Nó cũng là một hợp chất quang bảo vệ, và nó giúp bảo vệ màng tế bào khỏi các tổn hại do gốc tự do. Thêm vào đó, vitamin E cung cấp một chức năng bảo quản nhờ vào khả năng bảo vệ khỏi quá trình oxy hóa của nó. Lợi ích này không chỉ dành cho da mà còn cho các sản phẩm tồn tại được lâu. Như là một chất dưỡng ẩm, vitamin E được hấp thụ tốt qua da, chứng minh cho ái lực mạnh với các mạch máu nhỏ và khả năng tăng cường tuần hoàn máu trong da. Nó cũng được cân nhắc là cải thiện được khả năng giữ nước của da. Thêm vào đó, nhũ tương chứa vitamin E đã được tìm thấy là có khả năng giảm mất nước qua biểu bì, từ đó cải thiện sự xuất hiện của da bị khô, thô ráp và bị hư tổn. Vitamin này cũng được tin là giúp duy trì mô liên kết. Có bằng chứng cho rằng vitamin E cho hiệu quả trong việc ngăn ngừa kích ứng do tiếp xúc với ánh nắng: các nghiên cứu đã cho thấy vitamin E được áp dụng cục bộ trước khi chiếu bức xạ UV đã bảo vệ khỏi các tổn hại trên tế bào biểu bì gây ra do viêm. Điều này chỉ ra rằng vitamin E cũng có tính chất kháng viêm. Quá trình peroxy hóa lipid trong mô có thể là một yếu tố gây lão hóa da. Tuy nhiên, vitamin E lại xuất hiện để phản ứng chống lại sự suy giảm chức năng của tuyến nhờn và giảm quá trình sắc tố hóa da quá mức, là yếu tố được tìm thấy là tăng tuyến tính theo tuổi. Nó cũng có thể có sẵn dưới dạng phức tocopherol-polypeptide có thể vận chuyển vitamin ở dạng phân tán trong nước. Bằng cách này, khi tích hợp vào các công thức mỹ phẩm, nó không cần thêm hợp chất khác để can thiệp vào quá trình hòa tan nó. Có ích trong các loại kem và lotion chống lão hóa, và trong các sản phẩm bảo vệ khỏi UV, tocopherol là một dạng vitamin E tồn tại trong tự nhiên được tìm thấy trong rất nhiều loại dầu mầm ngũ cốc bao gồm dầu mầm lúa mì. Vitamin E cũng có thể được sản xuất bằng cách tổng hợp." class="glossaryLink ">vitamin E (kiêm luôn chống oxy hóa), dầu khoáng (rất ít, gần cuối bảng).
Tuy không chứa cồn khô nhưng có 1 gốc cồn béo, bản thân chất này rất lành, không hại da tuy nhiên nếu bạn cơ địa đã kích ứng chất này thì vẫn nên lưu ý.
Cảm nhận thực tế
Về cảm nhận thực tế khi dùng thì kem có kết cấu dạng sữa hơi sáng, màu hơi vàng, mùi nhẹ. Rất dễ tán, không bị vón cục, cakey; lúc mới thoa thì da hơi ẩm, bóng nhẹ, bạn nào da dầu sẽ thấy hơi dính một chút; tầm 5 phút sau sẽ hết dính, thoáng, nhẹ mặt.
Một điểm cộng là kem không gây trắng mặt, cũng không làm da xỉn màu; bình thường tôi thoa chống nắng hóa học hay bị nóng nhưng riêng bạn này thì không bị. Về khả năng kiềm dầu thì gần như bằng không, không làm da dầu thêm nhưng cũng không kiềm. Biore UV Kid không có khả năng chống nước do đó nếu đi biển hay đi bơi thì tôi khuyên nên chọn loại khác hoặc chăm thoa lại thường xuyên.
Nói chung với mức giá 198.000 cho chai 90g, bảng thành phần khá lành, trải nghiệm trên da dễ chịu, chống nắng tốt thì tôi chả có gì để phàn nàn cả. Nhưng nếu đứng ở góc độ trẻ em, thì tôi nghĩ nên dẹp luôn Xem thêm mục paraben ở chương 4." class="glossaryLink ">Paraben , dù chưa có bằng chứng xác thực nhưng thôi trẻ con như búp trên cành, tránh được thì tốt.
Kem chống nắng cho trẻ em nhưng người lớn thích mê: KHÔNG CỒN, KHÔNG TRẮNG, nhẹ mặt
TÁC GIẢ ĐÁNH GIÁ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét