Thời tiết mới bắt đầu vào hè nhưng đã nắng nóng gay gắt, thậm chí theo thông tin từ trang Weather Online (Anh) tia cực tím ở Sài Gòn đã liên tiếp vượt ngưỡng an toàn trong những ngày qua . Lúc này đây, kem chống nắng sẽ là vật bất ly thân mà ai cũng cần. Vậy nhưng đâu là điều chúng ta cần quan tâm để tìm được loại kem chống nắng hạn chế tác hại của tia cực tím hiệu quả nhất?
1. Tác hại của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời
Tia UV (hay còn gọi là tia cực tím, tia tử ngoại) có trong ánh nắng mặt trời. Tia UV được chia thành 3 loại: UVA, UVB và UVC. Tia UVC đã được giữ lại bên ngoài tầng ozone nên chúng ta không cần quá lo lắng. Tuy nhiên tia UVA và UVB cũng gây ra rất nhiều vấn đề quan ngại về làn da.
Tia UVA có bước sóng từ 320 – 400 nm có khả năng xâm nhập sâu vào da, xuyên qua cả cửa kính, quần áo. Tia UVA sẽ phá vỡ sự liên kết của collagen trong da, khiến da nhăn nheo, hình thành nám sạm, lão hóa nhanh, tăng nguy cơ ung thư da. Trong khi đó tia UVB có bước sóng ngắn hơn, từ 280 – 320 nm, có thể khiến da bị bỏng rát, cháy đỏ, làm đen da.
Khi tia UVB có thể bị ngăn lại một phần do mây, không khí, quần áo, kính cửa sổ… nhưng tia UVA thì không. Chính vì vậy dù là trời nắng hay mưa, ở trong nhà hay ngoài trời thì bạn cũng vẫn cần đều đặn bôi kem chống nắng để bảo vệ da. Nhất là trong tiết trời nắng nóng, tia cực tím vượt ngưỡng an toàn như hiện tại thì kem chống nắng càng cần được chú trọng.
2. Chỉ số SPF và PA
Và để đo lường khả năng chống tia cực tím của kem chống nắng, chúng ta có thể căn cứ dựa trên các chỉ số ghi trên thên chai, trong đó chỉ số phổ biến nhất là: SPF và PA.
Trong đó SPF (viết tắt của Sunburn Protection Factor) dùng để đo lường về khả năng chống tia UVB trong mỹ phẩm. Theo định mức, 1 SPF tương đương khả năng bảo vệ làn da khỏi tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút. Như vậy, nếu kem chống nắng có chỉ số SPF 30 sẽ có khả năng bảo vệ làn da, ngăn da không bị mẩn đỏ, cháy nắng trong 300 phút.
Bên cạnh đó chỉ số SPF cũng biểu hiện cho khả năng ngăn chặn lượng tia UVB tác động trên da. SPF 30 sẽ ngăn khoảng 97% UVB, SPF 50 sẽ chặn khoảng 98%. Tuy chỉ số SPF càng cao thì khả năng chặn tia UV càng tăng tuy nhiên mức chênh lệch vốn không quá nhiều.
SPF cũng biểu hiện cho khả năng ngăn chặn lượng tia UVB tác động trên da
Còn PA (viết tắt của Protection Grade of UVA) lại dùng để đo lường khả năng chống tia UVA, chỉ số này do hiệp hội mỹ phẩm Nhật Bản công bố và thường gặp trên những loại kem chống nắng châu Á. Các dấu "+" sau PA cũng tương ứng với thời gian ngăn chặn tác hại của tia UVA, một dấu tương ứng với khoảng 2 - 4 giờ. Thông thường các hãng thường sản xuất kem chống nắng PA+++ có khả năng bảo vệ da trong khoảng 8-12 tiếng, PA++++ sẽ bảo vệ da hơn 16 tiếng.
Ngoài ra, trong trường hợp một số sản phẩm từ Anh, Mỹ hay các nước châu Âu không ghi chỉ số PA thì bạn có thể tìm nhãn "Broad spectrum" hoặc "Full spectrum" có nghĩa là "Quang phổ rộng", có khả năng hạn chế tác hại của cả tia UVB và UVA.
Như vậy là chúng ta đã hiểu khái niệm cơ bản về 2 chỉ số SPF, PA. Có thể thấy chỉ số SPF và PA càng cao thì hiệu quả và thời gian bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím càng tăng, tuy nhiên chêch lệch không quá nhiều. Khi sử dụng hàng ngày, bạn chỉ cần chọn những sản phẩm có SPF 30 đến 50 với PA+++ là đã đủ bảo vệ mà không khiến da bị bí bức khó chịu. Ngoài ra, trong ngày bạn cũng đừng quên thoa lại kem chống nắng để giữ da luôn khỏe mạnh nhé.
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét